add cart 0
12:00:00   03/02/2021

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!

1. Thiết lập và định hướng máy toàn đạc Nikon DTM-322/332/352/362 


Sau khi đã chuẩn bị công việc và cài đặt máy, ta tiến hành thiết lập và định hướng trạm máy.
Thao tác: Ấn PWR → STN → Màn hình hiển thị 7 mục để thiết lập trạm máy:



Chi tiết thao tác làm 7 mục như dưới đây. Tại thực địa, tùy theo tình hình thực tế, bạn chỉ cần thực hiện 1 trong 7 cách để có thể thiết lập và định hướng trạm máy trước khi vào đo đạc chi tiết.

1.1 Thiết lập trạm trên điểm đã biết tọa độ hay góc phương vị (Known)


Từ màn hình Stn Setup → Chọn Known → Lần lượt nhập:
·       ST: Tên điểm.
·       HI: Cao gương ( Đo bằng thước dây)
·       CD: Mã địa hình.



Tiếp đó, hiển thị cửa sổ nhập điểm hướng chuẩn BS, có hai cách chọn:
·       Coord: Chọn điểm hướng chuẩn dùng tọa độ
·       Angle: Chọn góc phương vị tới điểm hướng chuẩn đã biết.



1.1.1 Điểm hướng chuẩn dùng tọa độ (Coord)
·       Nhập tên điểm hướng chuẩn BS, nếu điểm đã có trong bộ nhớ → Cửa sổ báo tọa độ của nó hiển thị. Nếu chưa có trong bộ nhớ → Xuất hiện cửa sổ nhập.
·       Nhập cao gương (HT), ngắm vào gương đặt tại điểm đó, ấn ENT để kết thúc việc đặt trạm ( Có thông báo nhắc xuất hiện)





Nên ấn MSR1/MSR2 để thực hiện đo để kiểm tra độ chính xác của việc thiết lập trạm máy và bổ sung trị số góc, cạnh
Dùng phím mềm F2 để đo hai mặt tới gương đặt ở điểm đó, màn hình báo sai lệch giữa kết quả tính và kết quả đo.
Nếu sau lệch chấp nhận được ta ấn ENT để kết thúc việc thiết lập trạm máy.
Nên dùng bộ đế dọi tâm, có bọt thủy đặt gương ở điểm hướng chuẩn và thực hiện đo hai mặt để tăng độ chính xác.

1.1.2 Biết góc phương vị tới hướng chuẩn (Angle)
Sau khi chọn Angle từ màn hình Backsight ta nhập:
·       BS: Tên điểm hướng chuẩn
·       HT: Cao gương
·       AZ: Trị số góc phương vị.
Sau đó, ngắm vào gương đặt tại đó và ấn ENT để kết thúc.
Nếu không nhập trị số, AZ sẽ mặc định bằng 0.



1.2 Tính tọa độ trạm máy bằng cách đo giao hội nghịch


Chương trình tính giao hội nghịch chỉ được thực hiện khi có từ 2 đến 10 điểm đã biết tọa độ.
Thao tác:
·       Từ màn hình STN SETUP → Resection → Tuần tự nhập tên điểm PT đặt gương → Xuất hiện cửa số báo tọa độ điểm → Nhập cao gương HT → Ấn MSR1/MSR2 đo.
·       Sau khi đo điểm thứ 2, màn hình hiển thị các phím mềm:
·       Add: Thêm điểm
·       View: Xem kết quả
·       DSP: Lật trang kết quả cửa sổ đo
·       REC: Ghi vào bộ nhớ.



·       Nếu kết quả tính cho trị số sai lệch chấp nhận được thì ta ấn ENT để kết thúc công việc tính tọa độ điểm trạm.
·       Màn hình khai báo đặt trạm xuất hiện, ta tiến hành nhập:
·       ST: Tên trạm
·       HI: Cao máy
·       CD: Mã địa hình.
·       BS: Nhập tên điểm hướng chuẩn.
·       Sau đó ấn ENT kết thúc việc thiết lập trạm máy (Kèm thông báo REC STN – tức đã lưu thông tin trạm)

1.3 Thiết lập trạm máy (lưới) độc lập (Quick)


Từ màn hình STN SETUP → Chọn Quick → Lần lượt nhập:
·       ST: Tên điểm trạm
·       HI: Cao máy
·       BS: Điểm hướng chuẩn (Bỏ trống hoặc chọn từ danh sách – List hoặc nhóm điểm Stack)
·       AZ: Phương vị tới điểm hướng chuẩn (Mặc định là 0 nhưng có thể nhập)



Ngắm gương tại điểm hướng chuẩn → Ấn ENT để kết thúc.
Lưu ý: Tọa độ điểm trạm mặc định là 0,0,0

1.4 Xác định cao độ điểm trạm dựa vào cao độ điểm khống chế (Remote BM) 


Khi cần biết cao độ điểm đặt trạm, từ màn hình STN SETUP → Chọn Remote BM → ENT – Xuất hiện màn hình nhập tên điểm biết cao độ không chế PT, chiều cao gương HT, mã địa vật CD → Ấn MSR1/MSR2 để đo.
Ấn tiếp F2 đo hai mặt tới đặt gương trên nó. Cửa sổ báo tọa độ điểm trạm xuất hiện, nhập tên điểm trạm ST, cao máy HI → Ấn ENT để kết thúc.




 

1.5 Kiểm tra và đặt lại điểm hướng chuẩn (BS check)


Trong quá trình đo đạc, nếu có hiện tượng va chạm máy hoặc máy bị rung lắc, hay chân máy bị lún, xê dịch, thì ta sẽ thực hiện thao tác kiểm tra và đặt lại điểm hướng chuẩn để có kết quả chính xác hơn.
Sau khi hoàn tất các bước thiết lập trạm máy, ta ngắm gương đã được đặt tại điểm hướng chuẩn, từ màn hình STN Setup → chọn BS Check → Xuất hiện cửa sổ báo trị số góc ngang HA hiện thời và góc ngang đã lưu trong máy.
·       Nếu sai lệch nhỏ thì có thể chọn Abrt để bỏ qua.
·       Nếu đặt lại theo chị số hiện thời thì chọn Reset.
·       Ấn ENT để kết thúc.

 

1.6 Đặt trạm tạm thời tại điểm đã biết tọa độ (Base XYZ)


Chức năng này không lưu lại việc đặt trạm, được dùng trong trường hợp trắc địa công trình để kiểm tra trực tiếp sự tương quan giữa các hạng mục.
Thao tác: Từ màn hình STN Setup → Chọn Base XYZ → Xuất hiện màn hình nhập tọa độ điểm đặt trạm, ta nhập lần lượt:
·       XYZ: Tọa độ điểm đặt trạm
·       HI: Cao mát
·       HA: Góc ngang
→ Sau đó ấn ENT để quay về màn hình đo chính.


 

1.7 Thiết lập trạm máy bằng cách đo hai điểm trên một đoạn thằng (Know Line)


Từ màn hình STN SETUP → Chọn Know Line → Nhập Như Sau:
·       P1: Tên điểm ( Gọi từ bộ nhớ hoặc nhập trực tiếp bằng tay)
·       HT: Cao gương
·       CD: Mã địa vật



Ngắm và ấn MSR1/MSR2 đo P1 → Ấn ENT để đo điểm P2.
Có hai cách nhập P2:
·       By Coord: Nhập bằng tọa độ ( Tương tự như nhập P1)
·       By Angle: Nhập bằng góc phương vị đã biết từ P1 và P2, thao tác như sau:
·       Nhập số góc phương vị AZ, ngắm và ấn MSR1/MSR2 đo P2.
·       Đo xong xuất hiện cửa sổ tính tọa độ điểm trạm – Ấn DSP lật trang đến cửa sổ kết quả tính – ấn REC hoặc ENT để khai báo đặt trạm. Sau đó nhập ST ( Tên trạm), HI ( Cao máy), CD ( Mã địa vật) và BS ( Tên điểm hướng chuẩn)
Kết thúc ấn ENT.

2. Đo chế độ kinh vĩ máy toàn đạc Nikon DTM-322/332/352/362


Ấn PWR để bật máy → Cài đặt máy và chuẩn bị công việc → ấn ANG thực hiện đo kinh vĩ → Xuất hiện màn hình hiển thị cửa sổ giá trị góc ngang hiện thời HA và mục thao tác chọn, ta lần lượt thao tác như sau:



· 0-Set: Đặt góc ngang về 0.
· Input: Nhập giá trị góc ngang ( Chú ý: Trị số lẻ phân cách bằng dấu chấm)
· Rept: Chọn hướng ngắm BS và hướng đo lặp FS 
  → Xuất hiện màn hình đo góc lặp và cửa sổ đo lặp góc ngang
  → Ngắm và ấn MSR1/MSR2 để đo → Xuất hiện màn hình:
· N=: Trị số lần đo.
· HRx: Góc ngang đo lặp trung bình
· HRΣ: Tổng góc ngang cộng dồn.
  → Xuất hiện cửa sổ báo trị số đo góc ngang lặp trung bình HRx và góc ngang thực HA.
  → Nếu cần ghi vào bộ nhớ thì ấn ENT, tuần tự nhập các trường khai báo PT, HT, CD
· F1/F2: Đo hai mặt. Thao tác này được dùng khi cần thực hiện phép đo góc chính xác loại trừ sai số cơ học máy, đảo ống kính đo hai mặt – Kết thúc ấn ENT màn hình sẽ báo trị số góc đo trung bình.

· Hold: Khóa máy tạm thời. Thao tác này sử dụng khi cần giữ một trị số góc ngang mang tới một hướng ngắm bất kỳ. Đáy màn hình có hai phím mềm: Bỏ qua ấn Abrt, đặt ấn Sett để có thể nhập vào trị số góc ngang tùy ý.
 

---------

TRẮC ĐỊA THÀNH ĐẠT - LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN!

Website: 
www.tracdiathanhdat.vn

Hotline: 0913 051 734/0942 288 388

Số điện thoại
Chat Zalo