add cart 0
12:00:00   25/05/2023

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!

1. Sai số trong đo đạc là gì?

Sai số trong đo đạc là khoảng giá trị chênh lệch giữa những lần đo hoặc giá trị tính được so với giá trị thực tế hay giá trị chính xác của một đại lượng nào đó. Hoặc có thể hiểu đơn giản, sai số trong đo đạc là giá trị chênh lệch giữa giá trị đo với giá trị thực tế theo một xác suất nhất định.

Trong quá trình đo đạc, việc thực hiện đo nhiều lần cùng một đại lượng sẽ mang lại những giá trị đo giữa các lần đo không giống nhau. Điều đó cho thấy rằng giữa các kết quả đo luôn có sai số, đồng thời giá trị đo được chỉ mang tính tương đối, gần đúng.

Sai số thực được ký hiệu là ∆i và sai số gần đúng được ký hiệu là Vi. Các sai số này được tính theo công thức:

∆i = X – Li
Vi = x – Li


Với:

  • X là giá trị thực
  • x là giá trị gần đúng nhất (trị xác suất)
  • Li là giá trị đo lần thứ i.
Bởi vì điều kiện đo giữa các lần đo là khác nhau, thế nên sẽ dẫn đến ∆i và Vi giữa các lần đo cũng khác nhau.

Sai số trong đo đạc phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, dựa vào các nguồn đó để phân loại sai số và từ đó có cách giảm thiểu tương ứng.


2.  Phân loại sai số trong đo đạc

Dựa vào nguồn gốc gây ra sai số, có 3 loại sai số trong đo đạc:


2.1 Sai số sai lầm

Loại sai số này được phát sinh từ sự thiếu cẩn thận trong quá trình đo, chẳng hạn như đo sai, tính sai hoặc có thể là ghi sai. Khi đo lặp lại ít nhất 1 lần, người đo sẽ có thể phát hiện được sai số này.
Trong quá trình đo đạc, thông thường sẽ gặp một số trường hợp có xuất hiện sai số rất lớn của giá trị tuyệt đối mà lẽ ra sẽ không mắc phải với điều kiện đó, những sai số đó chính là sai số sai lầm.

Ví dụ: Một ngôi nhà cho giá trị chiều dài là 50 mét, nhưng khi đo lại cho kết quả là 52 mét, thì 2 mét chính là giá trị sai số sai lầm.


2.2 Sai số hệ thống

Loại sai số này phát sinh do dụng cụ đo chưa được hoàn chỉnh, do tật của người đo, hoặc có thể phát sinh do sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Sai số hệ thống có giá trị và dấu không đổi và xuất hiện lặp đi, lặp lại giữa các lần đo.

Ví dụ: Khi đo một đoạn thẳng bằng thước dài 20 mét, nhưng trên thực tế, chiều dài lúc đó của thước đang là 20.001 mét. Vì vậy, mỗi lần sử dụng thước để đo, kết quả sẽ có độ lớn sai số là 1 milimet, đây được gọi là sai số hệ thống.


2.3 Sai số ngẫu nhiên

Loại sai số này sinh ra từ kết quả của sự tác động qua lại giữa nhiều nguồn sai số khác nhau, cũng như do sự biến đổi không ngừng của điều kiện đo đạc. Sai số ngẫu nhiên có dấu và giá trị không thể xác định cụ thể trước, có thể lớn, bé, âm dương,…

Sai số ngẫu nhiên có một số tính chất như:

  • Tính giới hạn: Khi đo đạc trong một điều kiện xác định, sai số ngẫu nhiên không vượt giới hạn nhất định.
  • Tính tập trung: Giá trị tuyệt đối của sai số ngẫu nhiên càng nhỏ, số lần xuất hiện của sai số càng nhiều.
  • Tính đối xứng: Những sai số ngẫu nhiên có giá trị tuyệt đối bằng nhau, nhưng trái dấu với nhau thì có số lần xuất hiện ngang nhau.
  • Tính bù trừ: Trung bình cộng giữa các sai số ngẫu nhiên sẽ dần tiến về giá trị “0” khi số lần đo tăng lên vô hạn.
Ví dụ: Một thước đo có độ chia nhỏ nhất đến đơn vị milimet thì sai số khi đọc thước ở phần ước lượng có giá trị nhỏ hơn milimet được gọi là sai số ngẫu nhiên.


3. Cách khắc phục sai số trong đo đạc

Đối với từng loại sai số khác nhau, sẽ có các phương pháp để hạn chế sai số phù hợp. Cụ thể:


3.1 Đối với sai số sai lầm

Sai số sai lầm là dạng sai số xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, do đó loại sai số này có thể được khắc phục bằng cách:
  • Đo đạc kỹ, cẩn thận, không cho phép phát sinh sai lầm.
  • Cần phải xác định được sai lầm cụ thể để loại bỏ khỏi kết quả đo thông qua việc kiểm tra lặp lại kết quả.


3.2 Đối với sai số hệ thống

Sai số hệ thống có thể được hạn chế bằng các phương pháp như:
  • Thường xuyên kiểm nghiệm và hiệu chỉnh dụng cụ, thiết bị đo.
  • Thay đổi phương pháp đo phù hợp với điều kiện ngoại cảnh hơn.
  • Tính toán số hiệu chỉnh vào các kết quả đo đạc.


3.3 Đối với sai số ngẫu nhiên

Sai số ngẫu nhiên là loại sai số không thể loại bỏ, người đo đạc chỉ có thể hạn chế bằng phương pháp:
  • Chọn thiết bị, dụng cụ đo tốt hơn.
  • Thay đổi, sử dụng phương pháp đo phù hợp hơn.
  • Chọn thời điểm thực hiện đo và số lần đo đạc.
  • Tính kết quả trung bình từ những sai số ngẫu nhiên sau nhiều lần đo đạc và trong các điều kiện đo khác nhau.


4. Đơn vị kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị đo đạc UY TÍN


Trắc địa Thành Đạt là đơn vị chuyên cung cấp và hiệu chỉnh các thiết bị đo đạc UY TÍN tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động sửa chữa, kiểm nghiệm thiết bị đo đạc Trắc địa Thành Đạt sẽ là điểm đến uy tín với mọi khách hàng khi có nhu cầu. 

---------


TRẮC ĐỊA THÀNH ĐẠT - LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN!

Website: 
www.tracdiathanhdat.vn

Hotline: 0913 051 734/0942 288 388

Số điện thoại
Chat Zalo