add cart 0
12:00:00   25/06/2021

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!

Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị quang học điện tử đa năng. Nó là một máy kinh vĩ điện tử kết hợp với đo khoảng cách điện tử (EDM).


Máy toàn đạc điện tử là thiết bị lý tưởng để phục vụ cho công việc xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. Được tích hợp khả năng đo EDM siêu chính xác, và các chương trình giải toán hình học, máy toàn đạc là người bạn đồng hành của các kỹ sư trong trong quá trình làm việc tại thực địa.

>>> Máy toàn đạc điện tử được ứng dụng trong rất nhiều công việc, mang lại độ chính xác và hiệu quả cao. Cụ thể:

1. Sử dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo vẽ bản đồ ( Surveying)


Ngày nay, việc đo vẽ bản đồ cho một khu vực có diện tích rộng lớn thường được thực hiện bởi những chiếc máy chuyên dụng như máy GPS 2 Tần Số RTK, hay UAV RTK. Những chiếc máy này kết hợp với trạm tĩnh ( Base Station) hoặc Trạm Cors để đưa ra được tọa độ chính xác của các điểm đo, từ đó số liệu được xử lý bằng cách phần mềm tại văn phòng nhằm thành lập bản đồ theo đúng quy chuẩn, hệ quy chiếu của nhà nước.

Tuy nhiên, tại các khu vực có diện tích nhỏ (các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp), việc thành lập bản đồ nhỏ nhưng yêu cầu độ chính xác cao đến milimet lại vô cùng cần thiết trong việc bố trí điểm. Tại đây, các kỹ sư phải dùng đến Máy toàn đạc điện tử để có được số liệu chính xác nhất, giảm thiểu tối đa sai số trong quá trình xây dựng.

2. Chuyển điểm thiết kế ra thực địa ( Stakeout)


Ứng dụng này dùng để chuyển điểm từ bản vẽ thiết kế ra thực địa (đã biết trước toạ độ hoặc yếu tố góc và cạnh). Với chương trình này các điểm lỗ khoan thăm dò mở vỉa, khoan cọc nhồi, định vị công trình,…được chuyển ra ngoài thực địa một cách dễ dàng
Với giao diện màn hình hiển thị các thông số cần thiết giúp cho việc điều chỉnh khoảng cách gương ra xa, vào gần, sang trái, sang phải máy để đưa điểm đặt gương hiện thời vào đúng vị trí điểm cần chuyển ra thực địa, do vậy công việc trở lên nhanh hơn và kinh tế hơn rất nhiều.

3. Đường thẳng tham chiếu ( Reference Line)


Chương trình này cho phép người dùng xác định đường thẳng gốc và sau đó lựa chọn thực hiện các công việc:
  • Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa theo đường thẳng tham chiếu
  • Dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
  • Kiểm tra tính song song, vuông góc của 2 hoặc nhiều đường thẳng
  • Kiểm tra tim công trình, và các điểm giao nhau giữa các trục chính, trục phụ trong xây dựng,….
Các điểm gốc tạo đường thẳng gốc, có thể được đo trực tiếp ngoài thực địa, được nhập vào bằng tay hoặc gọi trong bộ nhớ máy ra.
Đường thẳng tham chiếu có thể là chính đường gốc (một trục/cạnh nào đó của công trình,…) hoặc được xác định bằng cách tham chiếu tới đường gốc. Đường thẳng tham chiếu có thể được dịch chuyển song song (khoảng cách Offset), theo chiều dọc (khoảng cách Line) hoặc theo chiều thẳng đứng (theo Height) so với đường gốc, hoặc quay quanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc cần thiết.
 

4. Đo khoảng cách gián tiếp ( Tie Distance)


Ứng dụng này dùng để xác định các yếu tố sau:
  • Khoảng cách nghiêng giữa 2 điểm
  • Khoảng cách ngang giữa 2 điểm
  • Chênh cao giữa 2 điểm
  • Phương vị cạnh nối 2 điểm
  • Độ dốc (grade) giữa 2 điểm
Hai điểm này có thể đo ngoài thực địa hoặc lấy từ trong bộ nhớ của máy hoặc nhập toạ độ từ bàn phím.

5. Tính diện tích và khối lượng ( Area & DTM – Volume)


Chương trình tính diện tích và khối lượng được áp dụng trong đo vẽ tính khối lượng, đo địa chính,…và đặc biệt thể hiện tính ưu việt trong những trường hợp cần biết diện tích ngay tại hiện trường.

Máy toàn đạc hiện đại thường cho phép đo tới tối đa 50 điểm. Các điểm có thể được đo trực tiếp ngoài thực địa, được lựa chọn trong bộ nhớ máy hoặc được nhập trực tiếp vào từ bàn phím. Các điểm đều phải theo hướng thuân chiều kim đồng hồ.
Diện tích tính toán được chiếu trên mặt phẳng nằm ngang (2D) hoặc được chiếu trên mặt phằng dốc tham chiếu được xác định bằng 3 điểm (3D). Hơn nữa khối lượng có thể được tính toán bằng các tự động tạo ra một mô hình số địa hình (Digital Terrain Model – DTM).

6. Đo độ cao của điểm không thể với tới ( Remote Height)


Chương trình này của máy toàn đạc được dùng để xác định cao độ của điểm không tiếp cận được như: Cầu, đường dây điện, chiều cao toà nhà, cây…

7. Cung tham chiếu


Cung tham chiếu có thể được định nghĩa bằng:
  • Một điểm tâm và một điểm đầu
  • Một điểm đầu, điểm cuối và bán kính của cung.
  • Ba điểm không thẳng hàng
Tất cả các điểm có thể hoặc là đo ngoài thực địa hoặc nhập vào bằng tay hoặc gọi từ trong bộ nhớ máy ra.

Lưu ý: Chú ý rằng tất cả các cung đều được định nghĩa theo một hướng thuận chiều kim đồng hồ. Ứng dụng cung tham chiếu của máy toàn đạc điện tử cho phép người sử dụng định nghĩa một cung tham chiếu và cho phép thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cung như:

  • Đo kiểm tra đường và khảng cách vuông góc với cung tham chiếu (Line & Offset)
  • Stake out (Chuyển thiết kế điểm, cung, dây cung và góc ra thực địa)

8. Mặt phẳng tham chiếu


Mặt phẳng tham chiếu được tạo ra bẳng cách đo 3 điểm trên một mặt phẳng. Ba điểm này tao lên một hệ toạ độ cục bộ (local coordinate system), với:
  • Điểm đo thứ nhất là điểm gốc của hệ toạ độ
  • Điểm đo thứ 2 tạo nên hướng của trục Z
  • Điểm đo thứ 3 tạo nên mặt phẳng
Mặt phẳng tham chiếu là một ứng dụng được sử dụng để đo các điểm liên quan đến mặt phẳng tham chiếu. Nó có thể được sử dụng trong các mục đích sau:
  • Đo một điểm tính toán và lưu lại khoảng cách offset vuông góc tới mặt phẳng.
  • Tính toán khoảng cách vuông góc từ điểm giao với mặt phẳng tới trục X và Z của hệ toạ độ cục bộ. Điểm giao là điểm vết (footprint point) của đường vuông góc từ điểm đã đo tới mặt phẳng đã được xác định trước.
  • Xem, lưu lại và chuyển toạ độ điểm giao thiết kế ra thực địa.

9. Ứng dụng trong giao thông ( Road 2D)


Road 2D là ứng dụng được sử dụng để đo hoặc chuyển điểm ra ngoài thực địa dựa vào yếu tố đã được xác định trước. Yếu tố có thế là một đường thẳng, đường cong hoặc một đường xoắn chân ốc. Mắt xích (chainage), khoảng cách tăng dần, khoảng offset (trái và phải ) có thể được nhập vào tuỳ theo yêu cầu công việc.

10. Giải bài toán thuận – tính toạ độ điểm (Traverse)


Bằng cách nhập các yếu tố:
  • Tọa độ 1 điểm (nhập/gọi trong bộ nhớ hoặc đo ngoài thực địa)
  • Phương vị
  • Khoảng cách ngang
  • Khoảng cách Offset (nếu có)
Phần mềm của máy toàn đạc điện tử sẽ tính được tọa độ điểm cần thiết.

11. Giải bài toán nghịch – tính khoảng cách và phương vị (Inverse)



 
Số điện thoại
Chat Zalo