Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!
1. Ưu điểm của công nghệ GPS RTK
- Không đòi hỏi phải thông hướng ngắm giữa các điểm đo đạc.
- Phép đo sử dụng công nghệ GPS đòi hỏi ít thời gian so với các phương pháp đo truyền thống.
Việc hoạt động trong diện tích rộng của các máy RTK cũng đóng góp đáng kể vào trong việc tiết kiệm nhân lực khi làm việc để tiết kiệm tối đa chi phí.
- Các kết quả của phép đo đạc sử dụng công nghệ GPS đều nằm trong một hệ tọa độ thống nhất trên toàn thế giới.
- Số liệu đo đạc thu được bằng công nghệ GPS đều ở dạng số, rất dễ chuyển đổi sang cho các hệ bản đồ tự động.2. Quy định về thông số kỹ thuật khi thực hiện đo RTK trong thực tế
2.1. Lưu ý khi đặt máy trong khi đo RTK
- Trạm tĩnh phải có độ chính xác từ DC trở lên, trạm tĩnh phải được đặt ở vị trí cao, thông thoáng
- Khoảng cách giữa trạm tĩnh và trạm động không được quá 12km
- Cả trạm tĩnh và trạm động đều phải được cài đặt tham số để tính toán chuyển từ hệ WGS-84 về hệ tọa độ VN2000 theo quy định của bộ tài nguyên, môi trường ( Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007).
2.2. Yêu cầu về thông số kỹ thuật
- Số vệ tinh: Svs ≥ 4
- Chế độ trạng thái (lời giải) Status: Fixd
- Sai số vị trí điểm Mp: HRMS ≤ Sai số xác định vị trí góc ranh
2.3. Độ chính xác cần đạt tới khi đo RTK
-
Đo tĩnh
- Sai số mặt phẳng đạt: 25mm +1ppm Rms
- Sai số cao độ đạt: 5mm + 1ppm Rm
-
Đo RTK
- Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms
- Sai số cao độ : 20mm + 1ppm Rms