add cart 0
12:00:00   22/02/2021

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!

1. Khái niệm góc phương vị


Là một góc đo trong hệ thống định vị cầu. Như hình dưới, góc phương vị là góc giữa vector bắc (N) và ảnh chiếu vuông góc của ngôi sao xuống đường chân trời


 

Lưu ý:
 

  • Góc phương vị: Azimuth
  • Tọa độ: Coordinates

(Bạn nên biết góc phương vị và tọa độ trong tiếng anh là gì do các chương trình tính toán của các loại máy toàn đạc hay máy GPS 2 tần thường không có tiếng Việt.)

1.1 Công thức chung để tính góc phương vị giữa hai điểm A và B là:

α = arctan(ΔX / ΔY)

Trong đó:

  • α là góc phương vị.
  • ΔX = XB – XA là hiệu tọa độ X của điểm B và điểm A.
  • ΔY = YB – YA là hiệu tọa độ Y của điểm B và điểm A.

Nếu ΔY là âm, ta cần thêm 180° vào giá trị α để đảm bảo giá trị nằm trong khoảng từ 0° đến 360°. Ngoài ra, cần lưu ý rằng khi tính toán trên máy tính, kết quả của hàm arctan có thể nằm trong khoảng từ -90° đến 90°, do đó việc điều chỉnh góc về khoảng từ 0° đến 360° là cần thiết.
Ví dụ:

  • Nếu ΔX = 3 và ΔY = 4, thì: α = arctan(3 / 4) ≈ 36.87°
  • Nếu ΔX = 3 và ΔY = -4, thì: α = arctan(3 / -4) ≈ -36.87°
  • Để đưa về góc phương vị chuẩn:α = -36.87° + 180° = 143.13°

1.2 Lợi ích và ứng dụng của việc xác định góc phương vị

Lập bản đồ
Giúp xác định chính xác vị trí và hướng di chuyển trên bản đồ. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các bản đồ địa hình, bản đồ hành chính và các loại bản đồ chuyên dụng khác.

Xây dựng
Hỗ trợ trong việc thiết kế và xây dựng các công trình theo đúng hướng và vị trí yêu cầu. Ví dụ, khi xây dựng các công trình đường xá, cầu cống, nhà cửa, việc xác định đúng góc phương vị giúp đảm bảo công trình được xây dựng đúng hướng và đúng vị trí.

Quản lý đất đai
Giúp phân chia và quản lý đất đai một cách chính xác và hiệu quả. Điều này rất quan trọng trong việc quy hoạch đô thị, quản lý rừng, và các hoạt động nông nghiệp.

Định vị và dẫn đường
Hỗ trợ trong các ứng dụng GPS và hệ thống dẫn đường. Ví dụ, trong hàng hải và hàng không, việc xác định đúng góc phương vị giúp tàu thuyền và máy bay di chuyển đúng hướng.

Nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến địa chất, khảo cổ học, và sinh thái học, việc xác định góc phương vị giúp xác định chính xác vị trí và hướng của các điểm nghiên cứu.


2. Góc phương vị trong hệ tọa độ cầu


Trong một hệ tọa độ hình cầu, đoạn thẳng đi qua 2 điểm được chiếu vuông góc lên một mặt phẳng tham chiếu. Góc giữa đoạn thẳng được chiếu và một đoạn thẳng tham chiếu trên mặt phẳng tham chiếu được gọi là góc phương vị.

Trong hình:
  • AC: Đường chiếu vuông góc của đường AB.
  • AD: Đường tham chiếu.
  • Mặt phẳng đi qua A,D,C: Mặt tham chiếu.
  • Góc đi qua 2 đường thẳng AC và AD là góc phương vị của AB so với đường tham chiếu.


3. Góc phương vị trên các hệ tọa độ ngành xây dựng – khảo sát – trắc địa tại Việt Nam


Tại Việt Nam, các điểm trong bản vẽ kỹ thuật được thể hiện bởi các giá trị tọa độ X, Y, H (Hoặc N, E,H), trong đó cao độ H là độ cao của điểm so với mực nước biển hoặc so với 1 mặt phẳng được quy định.

Trong ngành xây dựng, khảo sát, trắc địa tại Việt Nam, các kỹ sư sẽ dùng 1 trong 2 hệ tọa độ chính:

  • Hệ tọa độ độc lập: Là hệ tọa độ quy ước hay giả định trong một phạm vi đủ nhỏ mà trong phạm vi đó, mặt trái đất có thể coi là phẳng. Hệ tọa độ độc lập thường dùng trong xây dựng, đo kiểm tra.
  • Hệ tọa độ VN2000: Là hệ tọa độ chuẩn quốc gia, dùng trong một phạm vi lớn như đo vẽ khảo sát, thành lập bản đồ, xác định ranh giới giữa các tỉnh, huyện, xã hoặc ranh giới các công trường, hoặc vị trí các cột, trụ công trường.
Góc phương vị của một đoạn/đường thẳng trên hệ tọa độ ngành xây dựng, khảo sát, trắc địa là góc đưc hình thành giữa đoạn thẳng đó và đường thẳng song song với hướng Bắc, tính theo chiều kim đồng hồ.

Trong hình bên dưới: α12 là góc phương vị.


4. Cách tính khoảng cách và góc phương vị giữa 2 điểm bằng máy toàn đạc
 

Với máy toàn đạc điện tử, bạn có thể tính khoảng cách và góc phương vị giữa hai điểm bằng chương trình Inverse.

Để vào chương trình ta làm như sau:

  • Với máy toàn đạc Nikon: Từ màn hình cơ bản → chọn Menu → Cogo → Inverse → PT – PT

  • Với máy toàn đạc Leica: Từ màn hình chính → Chọn Program → Cogo → Inverse and Traverse → Inverse

  • Với máy toàn đạc Sokkia: MENU → OBS → Trang 2 → Traverse



Sau khi vào chương trình, ta cần nhập tọa độ của hai điểm bằng cách:

  • Đo trực tiếp 2 điểm ngoài thực địa
  • Gọi 2 điểm từ bộ nhớ ra
Sau khi có đủ tọa độ 2 điểm, máy sẽ cho kết quả khoảng cách ngang, khoảng cách dọc và góc phương vị của 2 điểm đó.

     



Số điện thoại
Chat Zalo