Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!
I. Hệ thống định vị toàn cầu GPS
GPS được viết tắt của cụm từ Global Positioning System – dịch sang tiếng việt là hệ thống định vị toàn cầu. Hệ thống này bao gồm ít nhất 24 vệ tinh bay xung quanh trái đất, các trạm thu tín hiệu trên mặt đất, và các thuật toán để xử lý thông tin, qua đó xác định vị trí, thời gian, vận tốc của các máy thu tín hiệu GPS.
Hệ thống GPS được phát triển và thuộc quyền sở hữu của Hoa Kỳ, cũng là hệ thống vệ tinh đầy đủ, hoạt động hiệu của nhất trong hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS)
Ngày nay, các tín hiệu từ hệ thống GPS được sử dụng một phần cho mục địch quân sự, được khai thác bởi Hoa Kỳ và các nước đồng mình, phần còn lại cho phép người dân trên toàn thế giới sử dụng miễn phí.
1. Lịch sử ra đời của GPS
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã cố gắng tìm nhiều cách khác nhau để xác định phương hướng như sử dụng mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Đến thế kỷ 20, hải quân Hoa Kỳ đã có những những thí nghiệm định vị vệ tinh vào năm 1960 để theo dõi các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân. Kết quả cho thấy, chỉ với sáu vệ tinh quay quanh các cực, quân đội có thể xác định chính xác vị trí của tàu ngầm trong vòng vài phút.
Từ kết quả đó, năm 1970, bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã quyết định phát triển một hệ vệ tinh để đảm bảo luôn có các tín hiệu mạnh, ổn định. Nhờ vào nguồn tiền đổ vào liên tục, cùng các kỹ sư ngày đêm làm việc, vệ tinh đầu tiên đã được phóng lên không gian năm 1978, và toàn bộ hệ vệ tinh đã được hoàn thiện vào năm 1993 với 24 vệ tinh.
2. Một số thông tin về GPS
- Hệ thống định vị toàn cầu GPS được hoàn thiện với đầy đủ chức năng vào năm 1994
- Trung bình, bộ quốc phòng Hoa Kỳ phải chi 2 tỷ USD mỗi ngày để vận hành hệ thống GPS, nhưng lại cho người dân toàn cầu sử dụng miễn phí
- Một vệ tinh di chuyển trong không gian với vận tốc 14000km/giờ
- Với một bộ thu tín hiệu GPS, bạn có thể xác định vị trí của mình tại bất cứ đâu trên trái đất
- Hệ thống GPS hoạt động toàn thời gian 24h/ngày trong mọi điều kiện
- Tín hiệu từ vệ tinh có thể xuyên cqua nhựa, kính nhưng không xuyên qua được gỗ, đá và bê tông
- Độ chính xác định vị thông thường là khoảng 5 mét, nhưng nếu bạn dùng các bộ thu chuyên dụng như máy đo RTK thì độ chính xác sẽ lên tới milimet
- Với GPS, người ta đo được châu Úc đang di chuyển với vận tốc 7.3cm/năm theo dướng Đông Bắc !
- Các quốc gia khác cũng đang cố gắng xây dựng và phát triển các hệ vệ tinh cho riêng mình
II. Hệ thống định vị toàn cầu Glonass
Glonass là hệ thống định vị toàn cầu được phát triển bởi Nga (Liên Xô cũ) dựa trên các vệ tinh trong không gian bay xung quanh trái đất, hệ thống này cung cấp các dịch vụ định vị, dẫn đường, xác định thời gian một cách tin cậy, miễn phí và dành cho tất cả mọi người trên thế giới. 1. Một số phiên bản của Glonass
- GLONASS - được phóng vào năm 1982, nhằm mục đích hoạt động để định vị thời tiết, đo vận tốc và thời gian ở bất kỳ đâu trên thế giới hoặc không gian gần Trái đất của quân đội và các tổ chức chính thức.
- GLONASS-M - ra mắt năm 2003 thêm mã dân sự thứ hai, đây là dấu mốc quan trọng để các nhà khảo sát phát triển đầu thu tin hiệu vệ tinh phục vụ đo vẽ bản đồ.
- GLONASS-k - bắt đầu trở lại năm 2011 có thêm 3 loại nữa là k1, k2 và k. Thêm tần số dân dụng thứ ba.
- GLONASS-K2 - ra mắt sau năm 2015
- GLONASS-KM - sẽ ra mắt sau năm 2025 (hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu)
2. Một số thông tin xung quanh Glonass
- Từ năm 2011 đến năm 2020, chính phủ Nga đã đầu tư tổng cộng 15 tỷ đô và hệ thống định vị Glonass của mình
- Có 24 vệ tinh thuộc hệ thống Glonass đang hoạt động và bay xung quanh trái đất
- Chiều cao quỹ đạo của Glonass là 21150km
- Độ nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo là 64.8 độ
- Chu kỳ quỹ đạo của một vệ tinh là 11 giờ và 16 phút
III. Hệ thống định vị toàn cầu Galileo
Galileo là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu được phát triển bởi liên minh châu Âu, được điều hành, thiết kế và phát triển bởi Cơ quan GNSS Châu Âu (GSA) và Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). Đây là hệ thống định vị đầu tiên trên thế giới được sử dụng cho các mục đích dân dụng với độ chính xác.
- Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu được đặt theo tên của nhà khoa học Galileo người Ý, ông là cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại, cha đẻ của ngành vật lý hiện đại, cũng là người khai sinh ra khoa học hiện đại.
1. Dịch vụ của Galileo
- Dịch vụ mở (Open Service – OS): Miễn phí cho tất cả mọi người
- Dịch vụ xác thực tin nhắn điều hướng mở (OS-NMA): Miễn phí cho tất cả mọi người
- Dịch vụ độ chính xác cao (HAS): Miến phí cho tất cả mọi người
- Dịch vụ xác thực tín hiệu (SAS): Dịch vụ trả phí dành cho doanh nghiệp
- Dịch vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn (Sar) – một phần của Cospas-Sarsat
- Dịch vụ điều tiết công cộng (PRS) – Chỉ cung cấp cho người được các cơ quan chính phủ ủy quyền
2. Điểm mạnh của hệ thống Galileo
Tuy được sử dụng vào mục đích dân sự, nhưng hệ thống Galileo có hiệu suất ngang ngửa với những hệ thống định vị được phát triển chủ yếu phục vụ cho quân sự với 3 điểm nhấn được các chuyên gia công nhận:
- Chính xác cao: Có tính năng định vị thời gian thực, độ chính xác cho người dùng lên tới 1m, và đạt tới hàng centimet nếu sử dụng RTK chuyên dụng
- Tin cậy: Với rất nhiều cải tiến, tín hiệu từ vệ tinh Galileo rất ổn định, tin cậy dù người dùng ở những địa hình khó khăn hiểm trở.
- Tính khả dụng: Hệ thống Galileo có thể tương thích với các hệ thống khách như GPS, Glonass, giúp cho độ chính xác khi định vị được cải thiện đáng kể.
IV. Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Beidou (hay còn gọi là Bắc Đẩu)
Hệ vệ tinh Beidou - tên tiếng anh là BeiDou Navigation Satellite System, viết tắt là BDS, là hệ thống định vị vệ tinh do Trung Quốc đầu tư, xây dựng và phát triển.
Hệ thống Beidou thế hệ đầu tiên, mang tên gọi chính thức là BeiDou Satellite Navigation Experimental System hoặc Beidou 1, gồm 3 vệ tinh hoạt động từ năm 2000, chỉ có thể phủ sóng trong lãnh thổ Trung Quốc, và phục vụ chủ yếu cho Trung Quốc và khu vực, quốc gia lân cận. Beidou-1 ngừng hoạt động năm 2012.
Hệ thống Beidou thế hệ 2 mang tên chính thức là BeiDou Navigation Satellite System (BDS) hay còn gọi là COMPASS hoặc BeiDou-2 gồm 10 vệ tinh bay trên quỹ đạo, đi vào hoạt động năm 2011 và cung cấp dịch vụ cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Hệ thống Beidou thế hệ thứ 3 (BDS-3) được phóng lên vào năm 2015, và hoàn thiện tổng số 35 vệ tinh bay xung quanh quỹ đạo trái đất vào năm 2020, chính thức cung cấp dịnh vị định vị, dẫn đường toàn cầu, là đối trọng của các hệ vệ tinh khác trong hệ thống GNSS: GPS, Galileo, Glonass. Theo thời báo China Daily, tính đến năm 2015, có ít nhất 35 tỷ đô đã được đầu tư vào hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (Beidou).
1. Nguyên tắc hoạt động của hệ vệ tinh Beidou
Hệ thống BeiDou áp dụng 4 nguyên tắc cơ bản là cởi mở, độc lập, tương thích và tăng dần.
- Nguyên tắc cởi mở: Hệ thống BeiDou sẽ cung cấp dịch vụ mở chất lượng cao miễn phí cho người dùng trên toàn thế giới và giao tiếp với các quốc gia khác để tạo điều kiện phát triển công nghệ và công nghiệp GNSS.
- Nguyên tắc độc lập: Có nghĩa là Trung Quốc sẽ phát triển và vận hành hệ thống BeiDou một cách độc lập, cung cấp dịch vụ một cách độc lập cho người dùng trên toàn thế giới và đặc biệt cung cấp các dịch vụ chất lượng cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
- Nguyên tắc tương thích: Hệ thống BeiDou sẽ theo đuổi các giải pháp để hiện thực khả năng tương thích, tương tác với các hệ thống định vị vệ tinh khác để người dùng có thể nhận được dịch vụ tốt hơn.
- Nguyên tắc tăng dần: Dựa trên nguyên tắc tăng dần, hệ thống BeiDou sẽ đi theo mô hình từng bước phù hợp với sự phát triển kinh tế và kỹ thuật ở Trung Quốc, cung cấp các dịch vụ liên tục lâu dài cho người dùng, cải thiện hiệu suất hệ thống và đảm bảo quá trình chuyển đổi liền mạch và suôn sẻ giữa hệ thống các giai đoạn xây dựng.
2. Các thành phần của hệ thống định vị toàn cầu Beidou
Giống như các hệ thống định vị toàn cầu GNSS khác, hệ thống định vị vệ tinh Beidou cũng có 3 thành phần chính:
- Thành phần không gian gồm 35 vệ tinh, trong đó có 5 vệ tinh địa tĩnh và 30 vệ tinh động
- Thành phần mặt đất gồm các trạm điều hành trên mặt đất được đặt tại Trung Quốc và các trạm giám sát được đặt rải rác toàn cầu.
- Thành phần người dùng gồm tất cả các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp được trang bị bộ thu tín hiệu vệ tinh. Ví dụ như điện thoại thông minh hoặc thiết bị chuyên dụng đo vẽ bản đồ như máy GPS RTK.
V. Hệ thống định vị toàn cầu IRNSS
IRNSS viết tắt của Indian Regional Navigation Satellite System, là hệ thống định vị khu vực của Ấn Độ, được phát triển bởi Tổ Chức Nghiên Cứu Không Gian Ấn Độ. Hệ thống náy có tác dụng định vị, chỉ đường và một số ứng dụng chỉ giới hạn tại Ấn Độ và các khu vực lân cận nằm trong bán kính 1500km tính từ biên giới Ấn Độ.
- Hệ thống dự kiến sẽ cung cấp khả năng quan sát vị trí, vận tốc và thời gian theo thời gian thực chính xác cho người dùng trên nhiều nền tảng khác nhau với khả năng cung cấp dịch vụ 24 giờ x 7 ngày trong mọi điều kiện thời tiết.
- Hệ thống này không phải là hệ thống định vị phủ sóng trên toàn cầu như hệ thống GPS của Mỹ, Beidou của Trung Quốc, Glonass của Nga hay Galileo của liên minh Châu Âu.
Hiệu suất của IRNSS
Hệ thống IRNSS hiện cung cấp hai loại dịch vụ:
- SPS - Standard Position System: Dịch vụ Định vị Tiêu chuẩn
- RS - (Dịch vụ bị hạn chế / được ủy quyền)
VI. Hệ thống định vị toàn cầu QZSS
QZSS viết tắt của Quasi-Zenith Satellite System - là một hệ thống định vị vệ tinh được phát triển bởi Nhật Bản. Mục tiêu của QZSS là cung cấp các dịch vụ định vị chính xác và ổn định cao trong khu vực Châu Á - Châu Đại Dương, tương thích với GPS và các hệ vệ tinh GNSS toàn cầu khác. Dịch vụ của QZSS được cung cấp vào năm 2018.
1. Sự hình thành và phát triển của QZSS
QZSS được chính phủ Nhật Bản cho phép vào năm 2002. Lúc đầu, hệ thống được phát triển bởi nhóm Advanced Space Business Corporation (ASBC), bao gồm Mitsubishi Electric Corp., Hitachi Ltd., và GNSS Technologies Inc.
Năm 2007, khi ASBC sụp đổ, công trình được tiếp quản bởi JAXA cùng với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Định vị Vệ tinh (SPAC), được thành lập vào tháng 2 năm 2007 và được sự chấp thuận của các Bộ trưởng liên quan đến nghiên cứu và phát triển QZSS.
Năm 2010, hoạt động đầu tiên được diễn ra với việc phóng các vệ tinh của hệ thống QZSS lên quỹ đạo. Tất cả chức năng của vệ tinh cùng trạm điều khiển mặt đất đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng, một thiết bị thu tín hiệu vệ tinh của QZSS lẫn GPS có độ chính xác cao hơn 10% so với một thiết bị khác chỉ thu tín hiệu GPS.
Năm 2011, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đẩy nhanh việc triển khai QZSS để hệ thống có 7 vệ tinh trong tương lai.
2. Đặc điểm nổi bật của hệ thống vệ tinh QZSS
- Hệ thống QZSS bao gồm 4 vệ tinh, phủ rộng trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
- QZSS có thể phát tín hiệu bổ trợ, giúp nâng cao độ chính xác cho kết quả định vị.
- Vào bất cứ thời điểm nào cũng sẽ có ít nhất một vệ tinh thuộc hệ thống vệ tinh QZSS bay trên bầu trời Nhật Bản.
- Hệ thống vệ tinh QZSS có thể tích hợp với các hệ thống GNSS khác, giúp cải thiện độ chính xác và tin cậy của định vị.
VII. Hệ thống định vị toàn cầu do Anh triển khai ( cập nhật sau)