add cart 0
12:00:00   09/04/2021

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!

1. Chỉ số IP là gì?


Chỉ số IP ( hay còn có thế gọi là cấp bảo vệ IP) viết tắt của từ Ingress Protection - tạm dịch là bảo vệ chống xâm nhập - là chỉ số được ban hành bởi Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế (IEC) – Đây là một thông số biểu thị cấp độ của lớp vỏ máy bảo vệ thiết bị khỏi sự xâm nhập của bụi bẩn và nước.

Tính năng chống bụi chống nước là yêu cầu cần phải có của rất nhiều sản phẩm sử dụng trong cuộc sống, mục đích của tính năng này là nhằm đảm bảo được tuổi thọ phục vụ mong đợi của sản phẩm đó đạt độ bền lâu.

Vấn đề đáng quan tâm là khả năng chống bụi chống nước đạt được ở mức độ như thế nào? Ví dụ cùng là điện thoại di động chống nước: có loại cho phép nghe gọi được ngoài trời mưa nhưng sẽ bị hỏng nếu chẳng may bị rơi xuống nước; có loại nếu bị rớt xuống nước vẫn có thể hoạt động tốt.

Để đánh giá mức độ chống bụi chống nước của một sản phẩm mà nó có thể đạt được thì người ta sẽ tiến hành kiểm tra nó theo tiêu chuẩn IP, chỉ tiêu đánh giá là cấp bảo vệ IP với các chỉ số IP biểu thị mức độ chống bụi nước đạt được, chỉ số IP càng cao thì khả năng chống bụi chống nước càng hoàn hảo.


2. Phân biệt ý nghĩa của chỉ số IP trên các thiết bị điện tử và địa chỉ IP trên mạng Internet



Khái niệm Mã IP (Ingress Protection)

Địa chỉ IP (Internet Protocol)

Định nghĩa - Là chỉ số được ban hành bởi Ủy
Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế
(IEC) – dùng để phân loại và
xếp hạng mức độ bảo vệ của
lớp vỏ thiết bị điện tử khỏi vật
rắn và chất lỏng ( Cụ thể là bụi
và nước)

 
- Là địa chỉ số có trên mọi thiết bị kết nối mạng để chia sẻ dữ liệu với nhau giao thức kết nối Internet.
- Địa chỉ IP do Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (IANA) quản lý và tạo ra. IANA nói chung phân chia những "siêu khối" đến Cơ quan Internet khu vực, rồi từ đó lại phân chia thành những khối nhỏ hơn đến nhà cung cấp dịch vụ Internet và công ty.
Ý nghĩa - Tiêu chuẩn được tạo ra nhằm cung
cấp cho khách hàng thông tin rõ
ràng, chính xác, cụ thể hơn về khả
năng chống nước và chống bụi của
các thiết bị điện tử. 
- IP có công dụng điều hướng dữ liệu. Được dùng sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong mạng máy tính. 
 


3. Thành phần chỉ số IP


Chỉ số IP (hay còn được gọi là cấp bảo vệ IP) đã được quy chuẩn bởi tiêu chuẩn quốc tế IEC:60259 hoặc tiêu chuẩn việt nam TCVN 4255:2008.

Thông thường cấp bảo vệ IP được mã hóa bởi chữ cái đầu IP và hai chữ số biểu thị chỉ số bảo vệ IP. Ví dụ như: IP20IP44IP54IP65IP66IP67IP68...

Tiếp sau hai chữ số biểu thị chỉ số bảo vệ IP còn có thể được ghi thêm một đến hai chữ cái phụ. Ví dụ như: IP23CIP23CSIP68H...


Cụ thể chỉ số IP gồm 3 thành phần như sau:

  • IP: Xếp hạng mức độ bảo vệ của thiết bị khỏi nước và bụi (chất lỏng và chất rắn)
  • Hai chữ số theo sau: Biểu hiệu khả năng chống nước và bụi cao hay thấp. Chữ số đầu tiên xếp hạng khả năng chống bụi (Chất rắn), chữ số thứ 2 xếp hạng khả năng chống nước (Chất lỏng).
  • Tùy chọn – Thêm các chữ cái để giải thích rõ hơn cho chỉ số IP. Nó có hai dạng hoặc là chữ cái bổ sung hoặc là chữ cái phụ đã được mã hóa trong tiêu chuẩn và dùng để nêu rõ điều kiện chống lại sự xâm nhập.

4. Chi tiết mức độ chống bụi - chống nước trên chỉ số IP


Chỉ số từ 1 – 6 ( 6 là chỉ số cao nhất) thể hiện khả năng chống lại chất rắn của thiết bị.

Mức độ
 
Kích thước vật rắn
 
      Diễn giải
 
0
 
Không có khả năng
 
      Không có khả năng chống bụi
 
1
 
> 50mm
 
      Chỉ có khả năng chống lại vật mềm kích thước lớn
 
2
 
> 12.5mm
 
      Chỉ có khả năng chống lại vật mềm kích thước nhỏ
 
3
 
> 2.5mm
 
      Bảo vệ khỏi các vật nhỏ kích thước hơn 2.5mm
 
4
 
> 1mm
 
      Bảo vệ khỏi các vật có kích thước nhỏ hơn 1mm
 
5
 
Chống bụi
 
      Có khả năng chống bụi, nhưng không hoàn toàn
 
6
 
Chống bụi 100%
 
      Chống bụi và chống tiếp xúc 100%
 

Chỉ số từ 1 – 8 thể hiện khả năng chống nước của thiết bị

Mức độ
 
         Diễn giải
 
0
 
Không có khả năng chống nước
 
       Không có khả năng chống nước
 
1

 
Bảo vệ mức thấp nhất

 
       Bảo vệ khỏi giọt nước rơi theo phương thẳng đứng

 
2
 
Nước nhỏ giọt khi thiết bị nghiêng 15 độ
 
       Bảo vệ khỏi giọt nước rơi khi thiết bị đang nghiêng 15         độ
 
3
 
Phun nước
 
       Bảo vệ khỏi nước phun từ góc 60 độ vào thiết bị
 
4
 
Nước bắn tung tóe
 
       Bảo vệ khỏi nước bắn từ mọi hướng tới thiết bị
 
5
 
Vòi phun 6.3mm
 
       Bảo vệ khỏi nước phun từ vòi 6.3mm từ mọi góc đến           thiết bị
 
6
 
Vòi phun 12.5mm
 
       Bảo vệ khỏi nước phun từ vòi 12.5m từ mọi góc đến           thiết bị
 
7
 
Ngâm sâu 1m
 
       Thiết bị vẫn được bảo vệ khi bị ngâm ở độ sâu 1m             trong thời gian dài
 
8
 
Ngâm sâu quá 1m
 
       Bảo vệ cho thiết bị khi bị ngâm trong nước với độ sâu         hơn 1m ( nhà sản xuất phải ghi rõ độ sâu chính xác)
 



5. Tham khảo khả năng chống bụi và nước của một số thiết bị trắc địa


Các thiết bị trắc địa là những thiết bị điện tử quan trọng trong các công trình dân dụng, công nghiệp nhưng lại luôn phải đối mặt với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngoài công trường. Cùng tham khảo khả năng chống bụi và nước của một số thiết bị trắc địa nhé:

- Máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS-07: IP66

  • Bảo vệ hoàn toàn khỏi bụi
  • Bảo vệ khỏi vòi nước áp lực cao phun từ mọi hướng – hoặc mưa lớn

- Máy toàn đạc điện tử Nikon Nivo 1C: IP56
  • Bảo vệ khỏi bụi nhưng có hạn chế
  • Bảo vệ khỏi vòi nước áp suất nhỏ phun từ mọi hướng – hay mưa nhỏ

- Máy thủy chuẩn Leica NA532: IPX4
  • Bảo vệ chống lại bất kỳ vật thể nào lớn hơn 1mm.
  • Chống nước bắn vào thiết bị ở mọi vị trí (Chống thấm đa chiều).
 
- Ống nhòm đo khoảng cách SNDWAY: IP54
  • Bảo vệ khỏi bụi nhưng có hạn chế
  • Bảo vệ khỏi nước bắn từ mọi hướng tới thiết bị

- Máy định vị vệ tinh RTK GNSS 2 tần số Hi-Target V200: IP67
  • Bảo vệ hoàn toàn khỏi bụi
  • Chống nước tức thời tại độ sâu 1m

Số điện thoại
Chat Zalo