add cart 0
12:00:00   28/11/2022

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!

1. Trạm CORS

CORS (Continuously Operating Reference Station) là một mạng lưới các trạm tham chiếu hoạt động liên tục tại các điểm cố định, liên tục thu nhận và xử lý tín hiệu vệ tin GNSS, rồi phát tín hiệu cải chính này cho các thiết bị cần thiết qua mạng Internet. Các thiết bị khi được kết nối và sử dụng tín hiệu cải chính này sẽ đạt độ chính xác định vị tới hàng centimet.

Có 3 thành phần chủ yếu của trạm Cors bao gồm:

- Mạng lưới trạm Cors (Hay trạm tham chiếu hoạt động liên tục: Liên tục thu tín hiệu vệ tinh GNSS và xử lý chúng
- Trạm xử lý trung tâm: Là một hay nhiều trạm thu nhận tín hiệu từ mạng lưới trạm Cors, sau đó phát tín hiệu cải chính thông qua mạng Internet
- Thành phần sử dụng: Là thành phần các máy định vị vệ tinh GNSS hay GPS, thu nhận tín hiệu cải chính thông qua Internet nhằm nâng cao độ chính xác định vị.

 


Một số quy định về trạm Cors tại Việt Nam

Các quy định về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được quy định tại thông tư 03/2020/TT-BTNMT. Một số điều khoản chính như sau:

1. Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia bao gồm các trạm định vị vệ tinh quốc gia và trạm điều khiển xử lý trung tâm được kết nối với nhau qua internet đảm bảo việc thu nhận dữ liệu được liên tục, ổn định.

2. Trạm điều khiển xử lý trung tâm bao gồm trung tâm dữ liệu và phòng điều khiển được kết nối với nhau qua hệ thống mạng LAN có chức năng xử lý, tính toán, cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ, định vị, dẫn đường độ chính xác cao, nghiên cứu khoa học.

3. Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được xây dựng đồng bộ, phủ trùm trên toàn quốc trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao quốc gia; được tính toán xác định tọa độ thường xuyên, liên tục theo ngày trong hệ quy chiếu trắc địa quốc tế ITRF; được xác định giá trị trọng lực và sự biến thiên của giá trị trọng lực với chu kỳ đo lặp 10 năm/lần.

4. Mô hình Geoid phục vụ cho việc xác định độ cao thủy chuẩn là mô hình Geoid được xây dựng phù hợp với lãnh thổ Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đồng thời với việc cung cấp các dịch vụ của mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia. Độ cao thủy chuẩn h = H-N (trong đó H là độ cao trắc địa, N là độ cao Geoid được nội suy từ mô hình Geoid nói trên).

5. Một số trạm định vị vệ tinh quốc gia ven biển cần được liên kết với trạm hải văn gần nhất để có số liệu quan trắc mực nước biển phục vụ việc thiết lập hệ độ cao quốc gia, chính xác hóa mô hình Geoid, quan trắc sự dâng lên của nước biển.

6. Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia phải có khả năng mở rộng, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo tính tương thích với hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của các hệ thống định vị, dẫn đường bằng vệ tinh hiện có trên thế giới.


Còn rất nhiều tiêu chí khác nhưng nhìn chung, hệ thống trạm Cors Cục được xây dựng dựa theo các tiêu chí rất chi tiết, cụ thể theo thông tư 03/2020/TT-BTNMT.
 
> Tham khảo thêm về Trạm Cors và cách đăng ký tài khoản trạm Cors Cục: TẠI ĐÂY  

2. Trạm Base tư nhân


Trạm Base 3G tư nhân có tính chất tương tự như một trạm Cors, có tác dụng thu tín hiệu vệ tinh GNSS một cách liên tục, sau đó truyền dữ liệu thu được về hệ thống máy chủ, rồi phát tín hiệu thông qua mạng 3G. Các tín hiệu này có tác dụng hiệu chỉnh để giúp quá trình đo RTK đạt được kết quả chính xác.

Khi đó, các máy thu GNSS 2 tần chỉ cần kết nối với trạm Base 3G tư nhân là đã có thể đạt được trạng thái FIX, và tiến hành đo RTK.

Trạm Base tư nhân có mục đích trong việc tạo thêm giá trị cho khách hàng khi mua các máy định vị vệ tinh GNSS. Qua đó, khách hàng chỉ cần mua một máy RTK cấu hình Rover là đã có thể thực hiện đo RTK phục vụ khảo sát thành lập bản đồ.


Các đặc điểm của trạm Base 3G tư nhân

  • Chủ đầu tư: Do tư nhân lắp đặt, phục vụ nhu cầu khai tác của các cá nhân & công ty tư nhân
  • Vị trí lắp đặt: Trên các nhà cao tầng có không gian thông thoáng, nằm rải rác ở các khu vực có nhu cầu đo RTK cao
  • Độ bao phủ: Mỗi trạm Base 3G có thể bao phủ trong phạm vi từ 20 – 30km
  • Độ chính xác khi đo: Tương đương với các phép đo sử dụng trạm Cors hoặc sử dụng trạm Base với radio ngoài.
  • Kết nối: Thông quan mạng 3G, 4G – tương tự như cách kết nối với trạm cors nhà nước

>>> Hiện nay, khách hàng mua máy GPS RTK tại Trắc địa Thành Đạt sẽ được cung cấp tài khoản để truy cập và hệ thống trạm Base 3G tư nhân, và hoàn toàn miễn phí. Điều này mang lại lợi ích không nhỏ cho khách hàng khi chỉ cần đầu tư một đầu máy thu GNSS 2 tần là đã có thể thực hiện đo đạc một cách bình thường (Thay vì phải mua tới 2 đầu thu, với mức phí cao gấp đôi).
 

3. Nên kết nối trạm Cors Cục hay trạm Base tư nhân khi đo RTK ?

Tham khảo Bảng so sánh giữa trạm Cors cục và trạm Cors tư nhân

Như bảng so sánh trên ta có thể thấy rằng người dùng nên kết nối vào hệ thống trạm Cors Cục khi khảo sát RTK. Tuy nhiên, trạm Base tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng bởi có rất nhiều yếu tố khi thực hiện công tác ngoại nghiệp như:

  • Về khoảng cách: Khoảng cách với trạm nào gần hơn sẽ có tín hiệu ổn định hơn, độ chính xác cao hơn
  • Về chi phí: Ưu tiên lựa chọn hệ thống trạm miễn phí
  • Về hỗ trợ kỹ thuật: Ưu tiên lựa chọn hệ thống có sự hỗ trợ kỹ thuật tốt hơn


Còn rất nhiều yếu tố khác nên Trắc địa Thành Đạt khuyến khích người dùng nên có cả 2 tài khoản để linh hoạt sử dụng nhằm chủ động hơn trong mọi hoàn cảnh và địa hình đo!

---------

TRẮC ĐỊA THÀNH ĐẠT - LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN!

Website: 
www.tracdiathanhdat.vn

Hotline: 0913 051 734/0942 288 388

Số điện thoại
Chat Zalo