add cart 0
12:00:00   06/04/2021

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!

I. Thông tin chung: 

Panme 
(tiếng Anh là Micrometer) tên gọi này có gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là “đo cực nhỏ''. Là dụng cụ dùng để đo chiều dày, đường kính, kích thước các chi tiết hình trụ hay dạng ống trong việc chế tạo một số máy móc, hoặc khi thao tác gia công chế biến một số vật, trên cơ sở đó có thể tính ra thể tích và khối lượng riêng của vật.

Panme có độ chính xác cao (có thể đạt tới mức 1/1000cm) và có phạm vi đo rộng, tính đa dụng cao (dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu). Ngoài ra còn có nhiều loại cho ta lựa chọn từ dạng cơ tới loại điện tử hiển thị số đảm bảo độ chính xác cao phù hợp với các tiêu chuẩn ISO trên thế giới. Thao tác sử dụng dễ dàng, phù hợp với môi trường khí hậu tại Việt Nam.



Đây là dụng cụ được thiết kế chuyên dụng cho từng loại chuyên biệt: panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu vì vậy nên nó có tính vạn năng kém. Và  phạm vi đo hẹp (trong khoảng 25 mm).
Panme có nhiều cỡ: 0 – 25 mm, 25 – 50 mm, 50 – 75 mm, 75 – 100 mm, 100 – 125 mm, 125 – 150 mm…
Đơn vị đo lường thường là mm hoặc inch.
Kiểu thước panme phổ thông nhất là Mitutoyo.
Có nhiều cấp độ chính xác khác nhau và độ phân giải khác nhau. Hiện nay trên thị trường đã có độ phân giải 4 số lẻ (0,.0001 mm).

II. Công dụng nổi bật của thước Panme so với thước cặp

Với ưu điểm phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng,
Panme thường được dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu của piton, kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa , kích thước xi-lanh và độ sâu của lỗ khoan….
Panme có một số ứng dụng nổi bật so với các thiết bị đo lường khác như là: có thể đo đối tượng có kích thước rất nhỏ nhưng có độ chính xác cao do khi đo bằng Panme ta thấy thân Panme và chi tiết cùng nằm trên một đường thẳng, vì chuyển động quay của Panme làm cho Panme tịnh tiến (gây ra sai số là rất ít) còn thước cặp thì giữa chi tiết và thân của nó không nằm trên cùng một đường thẳng, ta thấy nó có một khoảng cách nào đó và thước cặp có khớp trượt (khớp tịnh tiến) nên khả năng gây ra sai số là lớn hơn (do bị dơ, và khe hở này luôn tồn tại không khắc phục được) . Ngoài ra khi đo, vật không bị tác dụng lực như thước cặp. Vì vậy, khi cần đo vật thể có chính xác cao thì nên sử dụng panme sẽ cho kết quả chính xác hơn.

III. Hướng dẫn đo thước Panme 

Bước 1: Kiểm tra trước khi tiến hành đo
- Kiểm tra bề mặt ngoài: Kiểm tra xem panme có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Đặc biệt nếu đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chính xác.
- Kiểm tra xem các bộ phận có chuyển động trơn tru hay không, kiểm tra xem spin doll xem có chuyển động trơn tru hay không.
- Vệ sinh bề mặt đo để tránh trường hợp bị bụi bặm bám vào.
- Kiểm tra điểm 0: Trước khi đo phải kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch thì dù có đo chính xác cũng không cho kết quả đo chính xác.
- Đối với panme từ 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo. Kiểm tra điểm 0
- Đối với panme từ 25-50,… thì ta dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0

Bước 2: Tiến hành đo
- Kiểm tra lại lần nữa xem Panme có thực sự chính xác hay không.
- Nới lỏng vít kẹp, văn nút vặn để đầu đo di động theo kích thước lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.
- Áp đầu đo cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó văn nút vặn để đầu đo  di động di chuyển đến khi đầu đo di động chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của đầu đo sao cho vuông góc với kích thước cần đo, nếu đo đường kính thì đầu đo phải nằm trên đương kinh chi tiết).
- Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật cần đo
-   Trường hợp phải lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm(cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.
- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.
- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ.(giá trị mỗi vạch là 0.01 mm)

Lưu ý : CÁCH ĐIỀU CHỈNH ĐIỂM 0

Điểm 0 này rất quan trọng, nó quyết định độ chính xác khi đo. Nếu trong trường hợp điểm 0 bị lệch ta tiến hành điều chỉnh điểm 0 như sau:
> Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên:
- Cố định spin doll bằng chốt khóa
- Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
- Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
- Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu

> Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới:
- Cố định spin doll bằng chốt khóa
- Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
- Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
- Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu

IV. Cách đọc thước Panme

Kích thước đo được xác định tùy thuộc vào vị trí của mép ống động, đó là phần thước chính nằm bên trái mép ống động và đây là “phần nguyên” của thước.  Đồng thời căn cứ vào số thứ tự vạch trên ống động trùng với đường chuẩn trên ống cố định, lấy số thứ tự vạch đó nhân với giá trị thước (hay độ chính xác của thước) sẽ là giá trị “phần lẻ” của thước, cộng hai giá trị này sẽ được giá trị của kích thước đo.

V. Phương pháp bảo quản thước Panme

- Không đo các mặt thô, bẩn
- Không đo khi vật đang quay
- Không ép mạnh 2 mỏ đo vào vật đo. Cần tránh va chạm làm sây sát hoặc biến dạng mỏ neo.
- Hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo
- Cần lau chi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỏ neo siết vật hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động và đặt Panme đúng vị trí ở trong hộp sau khi sử dụng.

>>>Liên hệ hotline 0913051734 để được tư vấn.
 
Số điện thoại
Chat Zalo