Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!
1. Lựa chọn băng tần sử dụng
Máy bộ đàm cầm tay và máy bộ đàm cố định có 2 loại băng tần là VHF (136 – 174MHz) và UHF (400 – 527MHz).
Nếu mua thêm để dùng chung với máy có sẵn, phải xác định máy bộ đàm đang dùng là loại băng tần nào (VHF hay UHF) và model là gì. Trong trường hợp đây là lần đầu tiên mua bộ đàm và chỉ có nhu cầu dùng chúng với nhau thì người dùng có thể chọn loại băng tần nào cũng được. Tùy thuộc vào địa hình, khu vực sử dụng và để đảm bảo liên lạc xa nhất, tốt nhất bạn nên chú ý:
- Ở vị trí khu vực trống trải, ít vật cản nên chọn băng tần VHF.
- Tại khu vực nhà cao tầng, nhiều công trình dân dụng, trong thành phố nên chọn tần số UHF.
- Cũng cần lưu ý đến khả năng được cấp phép sử dụng tần số tại vùng sử dụng bộ đàm.
- Khoảng cách liên lạc tối đa giữa hai máy cầm tay tại khu vực trống trải là khoảng 3km, trong thành phố không quá 2km. Những vị trí càng đông dân cư, càng nhiều công trình kiến trúc. Mật độ dân cư đông thì cự ly sẽ rút ngắn lại.
- Bộ đàm cầm tay có thể liên lạc với trung tâm của mình ở cự ly xa hơn so với cự ly giữa 2 máy cầm tay. Điều kiện là máy tại trung tâm phải có công suất lớn. Và anten đặt trên cột cao (càng cao thì liên lạc càng xa).
- Nếu muốn tăng cự li liên lạc giữa các máy với nhau, có thể chọn dùng Repeater (Bộ lặp) với anten lắp trên cao.
2. Lựa chọn dòng máy phù hợp
Tùy thuộc vào khả năng tài chính cũng như nhu cầu mà lựa chọn dòng máy phù hợp. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều thương hiệu máy bộ đàm. Nổi bật hơn cả là các dòng máy đến từ thương hiệu Motorola, Icom và Kenwood. Các dòng sản phẩm khác được đánh giá là có độ bền kém hơn, chất lượng thu phát cũng không tốt bằng.
- Nếu dùng cho công trường xây dựng hay dịch vụ bảo vệ thì nên chọn loại có cấu hình trung bình. Motorola CP1100, CP1300, GP3188 loại không bàn phím với khả năng kháng nước, chống bụi, chống va đập tốt là một gợi ý.
- Các công ty vận tải, vận chuyển hàng hóa/hành khách…thì có thể chọn máy bộ đàm gắn xe cố định như Motorola GM3188, GM338. Nếu công ty yêu cầu đảm bảo quản lý liên lạc tại nhiều khu vực địa lý có khoảng cách xa thì phải chọn dòng máy kĩ thuật số.
- Với bộ đàm dùng cho nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp thì nên chọn dòng máy bộ đàm cầm tay giá rẻ như Motorola MagOne A8, GP2000s, Kenwood TK-2107 hay Icom IC-F3003 đều được.
- Đối với các đơn vị chuyên nghiệp mà yêu cầu sản phẩm cần phải đảm bảo an ninh để liên lạc thông suốt kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, môi trường phức tạp như Công an, Bộ đội, phục vụ công tác Phòng chống thiên tai, bão lũ, các công ty dầu khí…bộ đàm được lựa chọn phải là dòng chuyên nghiệp, chuyên dụng và hiệu suất cao\
Máy bộ đàm phổ thông có giá thành tương đối rẻ, cấu hình vừa đủ đáp ứng những yêu cầu đơn giản. Vừa hài hòa về chi phí, vừa mang lại hiệu quả công việc. Trong khi đó, các dòng sản phẩm chuyên nghiệp thường có mức giá cao hơn với nhiều tính năng hơn.
Có thể nói, dòng sản phẩm máy bộ đàm đến từ thương hiệu Motorola hiện đang đứng đầu về công nghệ (cả analog và digital). Nhờ vào ưu điểm là độ bền cao, khả năng chống chịu tốt cũng như cách vận hành đơn giản. Các dòng sản phẩm chuyên dụng có thể kể đến như Motorola GP3188, GP328, XiR P8200/8208, P8260/8268…
3. Lựa chọn máy bộ đàm với những tính năng phù hợp
- Công suất phát RF: Máy cầm tay thường có công suất tối đa khoảng 5W, con số này càng cao thì cự ly liên lạc càng lớn.
- Công suất âm thanh: Nếu sử dụng trong môi trường ồn ào, nhiều tiếng động. Thì nên chọn máy công suất lớn có bộ lọc âm thanh tốt.
- Các tính năng bảo vệ: Máy được thiết kế với kết cấu vững chắc, theo tiêu chuẩn quân đội Mỹ (MIL-STD810), chống nước, chống nổ…
- Mạch mã hóa và giải mã PL/DPL, CTCSS/DTCS: Tránh được những cuộc liên lạc không cần thiết khi nhiều người dùng chung 1 kênh tần số.
- Chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX) để hoạt động khi rảnh tay
- Khả năng nhập tần số từ bàn phím của máy: Thường được trang bị ở các dòng máy phổ thông. Tuy vậy, tính năng này lại khiến người dùng vô tình làm sai tần số kênh đã đặt ra khiến máy bộ đàm không liên lạc được với máy khác.
- Khả năng bảo mật thông tin: Nhiều cấp bảo mật khác nhau như Voice Scramler, AES/DES…
4. Chọn phụ kiện bộ đàm
- Pin bộ đàm
Pin Li-Ion có dung lượng lớn và tuổi thọ pin cao có thể sạc bất cứ lúc nào mà không cần dùng hết trước khi sạc như các loại pin khác. Pin Ni-MH có dung lượng và tuổi thọ pin thấp hơn Li-Ion. Muốn pin sử dụng bền lâu thì không thể sạc nhồi mà phải dùng hết trước khi sạc lại. Trong trường hợp dùng lâu, để tránh bị hết pin bất ngờ, hãy mua thêm pin dự phòng để đảm bảo liên lạc được thông suốt.
- Bộ sạc
- Loa – Micro và các loại tai nghe choàng đầu, áp cổ
Tai nghe choàng đầu và bộ áp cổ khi dùng với máy có chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX) sẽ giúp rảnh tay hoàn toàn khi liên lạc bằng bộ đàm. Bộ áp cổ sẽ giúp âm thanh gửi đi trong hơn, không có tiếng ồn kể cả khi đang nói trong khu vực nhiều tiếng ồn.
- Anten
Máy bộ đàm của mỗi hãng khác nhau đều kèm theo anten tiêu chuẩn, cho cự li liên lạc tốt nhất. Loại cải tiến kích có thước ngắn hơn giúp máy gọn và đỡ vướng víu. Anten không phù hợp có thể làm hư hỏng máy. Do vậy, nếu cần một anten mới, hãy chọn đúng mã số của loại kèm theo máy.
5. Địa chỉ mua máy bộ đàm uy tín
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VÀ TM THÀNH ĐẠT chuyên phân phối các loại máy bộ đàm của các hãng Motorola, Kenwood, Icom, Hypersia,... lâu năm uy tín trên toàn quốc.
Liên hệ:
Số 50 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Số 5/161 Nguyễn Tuân. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 024.37764930
Hotline: 0913051734 (call/imesage/zalo)
Website: www.tracdiathanhdat.vn
Email: tracdiathanhdat@gmail.com
@ Luôn đồng hành cùng bạn!