add cart 0
12:00:00   02/02/2021

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!

1. Máy kinh vĩ là gì?


Máy kinh vĩ là loại dụng cụ đo lường các góc mặt bằng và góc đứng trong không gian.

Độ chính xác của máy đo được có thể đạt đến một giấy (góc). Loại máy này được dùng phổ biến trong điều tra khảo sát thực địa. 

Cấu tạo cơ bản của máy kinh vĩ gồm một ống kính gắn trên bệ có khả năng quay tự do trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau: mặt phẳng nằm ngang và một mặt phẳng bất kì vuông góc với nó.

Trước khi đo đạc cần thăng bằng máy bằng cách chỉnh độ dài của các chân máy sao cho bọt thuỷ nằm vào giữa tâm của miếng kính gắn trên bệ máy.

Kết quả đo góc được biểu thị trên thang chia độ (đối với các máy cũ) hoặc hiện số (đối với các máy hiện đại).

Với máy kinh vĩ hiện nay người ta chia ra làm 02 loại: Máy kinh vĩ quang cơ và máy kinh vĩ điện tử

- Máy kinh vĩ quang cơ

Là loại máy xét về mặt công nghệ thì hoàn toàn là yếu tố cơ học và yếu tố hình học. Kết quả đo đạc từ máy kinh vĩ quang cơ được thể hiện qua một hệ thống lăng, thấu kính để chiếu giá trị góc đo lên khu vực quan sát của mắt. Ngày nay máy Kinh vĩ quang cơ ít được sử dụng vì lý do: thủ công và dễ dẫn tới sai số thô do khả năng đọc không đáp ứng được nhu cầu công nghiệp xây dựng hiện nay.

- Máy kinh vĩ điện tử

Là loại máy được phát triển lên từ máy kinh vĩ quang cơ. Cơ bản về nguyên lý thì máy kinh vĩ điện tử vẫn thực hiện các chức năng của một máy kinh vĩ quang cơ có. Chi khác là có thêm một bộ phận điện tử cho phép số đọc kết quả đo được hiển thị lên màn hình LCD thay vì phải đọc trực tiếp.

2. Hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ

2.1. Đo chi tiết bằng phương pháp tọa độ cực


– Bước 1. Đặt máy kinh vĩ trên một điểm trạm đo (dọi tâm, cân bằng sơ bộ, cân bằng chính xác).
– Bước 2. Định hướng: là việc ngắm ống kính về một trạm đo khác và đưa bàn độ ngang về “00”.
– Bước 3. Đo chi tiết: là việc quay máy ngắm đến mia dựng tại các điểm chi tiết (góc ranh, góc đường, góc ngoặt của sông suối…) để thu thập các số liệu về góc và cạnh rồi ghi vào trong sổ đo chi tiết.

 

2.2. Đo khoảng cách gián tiếp


Khoảng cách đo được từ máy kinh vĩ đến mia  là khoảng cách trực tiếp, còn khoảng cách giữa hai mia được gọi là khoảng cách gián tiếp.

Giả sử cần đo khoảng cách giữa 2 điểm dựng mia B và C tiến hành:
– Đặt máy tại 1 điểm bất kỳ (A) sao cho có thể ngắm đến các điểm dựng mia (B, C).
– Ngắm mia dựng tại B và C rồi đo góc “” và đo khoảng cách từ máy đến 2 mia ta được cạnh “b và c”
– Tính khoảng cách gián tiếp (a) theo công thức:


3. Đo khoảng cách băng máy kinh vĩ

 

- Bước 1: Đặt máy đo, bố trí đế máy

Đế máy bằng cách điều chỉnh chân máy đến một khoảng cách chiều cao thích hợp cho khảo sát, đo đạc rồi siết chặt ốc khóa đế với chân máy sau đó đặt máy lên chân, dùng con ốc trung tâm để gắn máy với chân.

- Bước 2: Thực hiện cân bằng máy

Cân bằng máy dùng bọt thủy: Tiến hành điều chỉnh 2 ốc cân chỉnh A và B và bọt thủy vào trung tâm vòng tròn, điều chỉnh ốc C và bọt thủy vẫn ở trung tâm vòng tròn.
Cân bằng máy bằng đĩa cân chỉnh: Nới lỏng ốc kẹp ngang, đặt đĩa song song với đường nối 2 ốc A và B. Điều chỉnh bọt thủy nằm ở trung tâm của đĩa. Sau đó xoay tròn đĩa cân chỉnh theo góc 90 độ xung quanh trục đối xứng dọc. Tiến hành điều chỉnh ốc C và lúc này bọt thủy nằm trung tâm của đĩa cân.

- Bước 3: Chỉnh về trọng tâm


Có 2 cách để chỉnh trọng tâm máy là:

> Dùng dọi tâm quang học:

Sử dụng ba ốc ở đế máy: Xoay nút điều chỉnh tiêu điểm của dọi tâm quang hoc sao cho khớp với vị trí của điểm đánh dấu trên mặt đất. Nhìn qua dọi tâm,  di chuyển đế máy trên mặt phẳng của chân thiết bị đến khi điểm trung tâm trùng với phần điểm đánh dấu trên đất. Khi xoay đĩa cân chỉnh 1 góc 90 độ, bọt thủy sẽ nằm ngay trung tâm. Nếu bọt thủy lệch trung tâm thì điều chỉnh ốc cân chỉnh bọt thủy.
Sử dụng dịch chuyển phần trên đế máy: Xoay nút điều chỉnh tiêu điểm của dọi tâm quang học, xoay cho đến khi tiêu điểm khớp với vị trí của điểm đánh dấu trên mặt đất. Mở khóa của đĩa thay đổi vị trí tiêu điểm, sau đó quan sát qua thị kính của dọi tâm và  đẩy vòng ngắm chuẩn để điểm đánh dấu trùng với tiêu điểm. Sau khi đánh dấu xong thì đóng khóa lại, xoay đĩa cân chỉnh chính xác 1 góc 90 độ, bọt thủy lúc này sẽ nằm ngay trung tâm. Nếu bọt thủy lệch, điều chỉnh lại ốc cân chỉnh bọt thủy.

> Dùng dọi tâm laser:

Thực hiện chỉnh cân bằng với dọi tâm laser như sau:
Mở ốc cân chỉnh trung tâm của đế máy, di chuyển đĩa nằm ở phía trên của đĩa máy ( đĩa nền) sao cho điểm laser trùng với điểm đánh dấu trên mặt đất. Tiếp tục là thực hiện khóa ốc cân chỉnh trung tâm.
Lặp lại việc cân chỉnh trên đến khi xoay vòng ngắm chuẩn của thiết bị theo bất kỳ hướng nào thì thiết bị vẫn thăng bằng và điểm laser trùng với điểm đặt.

- Bước 4: Điều chỉnh và ngắm hướng

Tiến hành với dây chữ thập: Hướng ống kính lên trời nơi có ánh sáng đồng nhất, xoay thị kính cho đến khi 2 đường chữ thập có màu đen rõ ràng. Khi đó thì trên thang đo chỉ ra hướng chính xác cần ngắm đến.
Điều chỉnh ảnh ngắm bằng cách mở bàn kẹp ngang và đứng. Dùng khóa ở thị kính quang học để điểu chỉnh độ rung sao cho nhìn thấy mục tiêu. Thực hiện mở ốc cân chỉnh 2 đường tiếp tuyến ngang và đứng để dời dây chữ thập sát điểm do. Điều chỉnh độ rung đến khi mà ảnh ngắm rõ nét và không bị ảnh hưởng bởi góc thị sai.
 

Số điện thoại
Chat Zalo