add cart 0
12:00:00   18/08/2023

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!

1. Dấu hiệu nhận biết tín hiệu định vị yếu 


Trong định vị vệ tinh, vị trí được định vị bằng cách đo chính xác khoảng cách từ máy thu tín hiệu GNSS (hay còn gọi là trạm đo) đến tối thiểu 3 vệ tinh, sau đó máy thu tính toán lấy điểm giao nhau của 3 mặt cầu trong không gian 3 chiều với tâm là vệ tinh, bán kính chính là khoảng cách đo được từ máy thu đến vệ tinh để xác định vị trí điểm.

Tuy nhiên, thực tế là chỉ cần sai số một phần triệu giây giữa đồng hồ vệ tinh và máy thu GNSS có thể dẫn đến vị trí định vị bị sai lệch hàng trăm mét. Do đó, cần phải có một vệ tinh thứ 4 để cải thiện tính chính xác cho vấn đề này. Như vậy để xác định vị trí của mình trên mặt đất, máy thu GNSS cần phải tính được khoảng cách tới 4 vệ tinh và vị trí chính xác của các vệ tinh trên quỹ đạo. Máy thu GNSS cần bắt được tín hiệu từ 4 vệ tinh trở lên để cho ra tọa độ.

Hiểu được điều này, khi thực hiện đo ngoài hiện trường, bạn cần kiểm tra số lượng vệ tinh mà máy thu GNSS của bạn đang bắt được. Nếu máy báo chỉ bắt được 3 vệ tinh, có nghĩa là tín hiệu đang bị yếu.


2. Cách khắc phục tín hiệu định vị yếu


– Kiểm tra độ cao đặt máy
Để máy thu GNSS thu được tín hiệu mạnh, máy cần phải đặt ở độ cao từ 1,8m trở lên so với mặt đất. Vì thế, khi tín hiệu định vị yếu, bạn có thể kiểm tra lại xem máy thu có đang đặt quá thấp hay không và tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết.

– Kiểm tra tín hiệu của đường truyền kết nối
Tín hiệu định vị yếu có thể đến từ nguyên nhân đường truyền kết nối. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần kiểm tra lại hệ thống mạng Internet khi truy cập trạm CORS, hoặc trạm Base nếu kết nối bằng sóng Internet. Hoặc nếu kết nối trạm Base bằng sóng Radio, bạn cần kiểm tra tín hiệu đường truyền có tốt không.

– Kiểm tra khoảng cách giữa Rover và Base hoặc Rover và Cors
Để khắc phục tín hiệu định vị yếu, bạn cần kiểm tra lại khoảng cách giữa Rover và Base hoặc Rover và Cors. Khoảng cách tối ưu khi đo đạc là:

+ Khoảng cách giữa Rover và Base:

  • Khi đo RTK qua sóng 3G/4G: Khoảng cách tốt nhất giữa Base và Rover khoảng 30km trở xuống.
  • Khi đo RTK qua sóng Radio: Khoảng cách giữa Base và Rover được khoảng 10-12km tùy thuộc vào khu vực.

+ Khoảng cách giữa Rover và CORS: Khoảng 30km.
 


– Kiểm tra độ thông thoáng của vị trí đặt trạm Base, Rover:
Có nhiều trường hợp người đo không để ý rằng mình đang thực hiện đo trong môi trường đang bị che khuất phần không gian phía trên, điều này đã vô tình làm ảnh hưởng đến khả năng thu tín hiệu vệ tinh của máy thu GNSS. Để khắc phục tín hiệu định vị yếu, trong trường hợp này bạn cần:

  • Kiểm tra lại phần không gian phía trên của máy thu có bị che khuất bởi cây cối, hay vật cản nào không.
  • Bạn có đang đo gần tòa nhà trạm viễn thông hay không.
  • Kiểm tra lại vị trí đặt trạm Base xem có đủ độ cao hay chưa, có thông thoáng hay không.
Nếu thiết bị của bạn đang bị vướng những lỗi trên, bạn cần dời vị trí đo hoặc vị trí đặt trạm Base để khắc phục tín hiệu định vị yếu.

3. Đơn vị cung cấp máy RTK UY TÍN

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VÀ TM THÀNH ĐẠT chuyên nhập khẩu và cung cấp các máy GNSS RTK của các hãng: Hi - Target, E-survey, eFix, Foif, Geomate,.... tại Việt Nam. 


Liên hệ: 

Số 145 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Số 5/161 Nguyễn Tuân. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 024.37764930
Hotline: 0913051734 (call/imesage/zalo)
Website: 
www.tracdiathanhdat.vn
Email: tracdiathanhdat@gmail.com

@ Luôn đồng hành cùng bạn!

 


>>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về trạm CORS và trạm Base tư nhân

Số điện thoại
Chat Zalo