add cart 0
12:00:00   30/03/2021

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm trắc địa, các thông tin liên quan về máy móc đo đạc, trắc địa cho dự án của mình bạn đã tìm đúng kho lưu trữ! Trong quá trình sử dụng máy và cài đặt phần mềm, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline 0913. 051.734 để được hỗ trợ!

1. Trạm CORS là gì

Trạm CORS (Continuosly Operation Reference Station) là hệ thống trạm tham chiếu GNSS (Global Navigation Satellite
System) vận hành liên tục tại các điểm cố định, ứng dụng công nghệ máy tính hiện đại và internet truyền dữ liệu tạo
thành một mạng lưới. Trạm CORS có thể đưa ra một vị trí nhanh chóng và chính xác cỡ cm và được sử dụng trong
nhiều ngành như nông nghiệp, xây dựng, khảo sát địa chính,…

Do có thông tin từ nhiều trạm CORS truyền tới nên trạm chủ có thể xây dựng được mô hình số cải chính vi phân tức
thời như là hàm của vị trí điểm các trạm tham chiếu. Trong mô hình này, người ta có thể xét tới một số nguồn sai số
như sai số quỹ đạo vệ tinh, sai số đồng hồ vệ tinh, ảnh hưởng của tầng đối lưu, tầng điện ly,…

Các trạm CORS được xây dựng với mật độ tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các trạm là một tham số đặc trưng
cho độ chính xác của hệ thống. Vị trí các trạm tham chiếu sẽ được xác định chính xác trong hệ thực dụng.

Mỗi trạm CORS được lắp đặt một máy thu GNSS đa tần số độ chính xác cao và liên tục thu tín hiệu vệ tinh. Các trạm
CORS được kết nối với trạm chủ (MS) thông qua internet. Trạm chủ có nhiệm vụ xử lý và lưu giữ các thông tin từ các
trạm CORS gửi tới

 

2. Cấu trúc trạm CORS


Cấu trúc của trạm CORS gồm 03 thành phần chính là:

  • Hệ thống trạm CORS

  • Trạm xử lý trung tâm (Trạm chủ)

  • Phần người sử dụng



    1. Hệ thống trạm CORS

    Tại vị trí các CORS được lắp đặt các máy thu GPS/GNSS liên tục thu tín hiệu vệ tinh. Các điểm đặt trạm CORS phải đảm bảo sự thu nhận tín hiệu vệ tinh ổn định nhất, cách xa các nguồn phát sóng, đường dây điện cao thế,… Một số yêu cầu cần thiết của máy thu:
    Máy thu GNSS phải là loại đa tần (ít nhất là 2 tần số) và thu được ít nhất 10 vệ tinh có độ cao > 00.
    Cung cấp L1 C/A – code khoảng cách giả hoặc P – code khoảng cách giả và L1, L2 với đủ bước sóng mang.
    Tần suất thu tín hiệu ít nhất là 30s. Ghi dữ liệu hàng giờ, hàng ngày, trong dòng thời gian thực và khả năng cung cấp điện liên tục.

    2. Trạm chủ

    Trạm chủ là nơi xử lý, điều khiển và lưu giữ thông tin từ các trạm tham chiếu gửi tới. Tại đây, người ta có thể xây dựng được mô hình số cải chính vi phân tức thời như là hàm của vị trí các điểm trạm tham chiếu.
    Tất cả dữ liệu từ các trạm tham chiếu được truyền qua internet đến trung tâm điều khiển ở trạm chủ, việc tính toán lưới và hiệu chỉnh vị trí được thực hiện và gửi chúng đến người sử dụng. Trạm chủ có phần mềm và phần cứng bền vững.

    3. Người dùng

    Người sử dụng có thể dùng trạm CORS với phương pháp định vị tức thời RTK (Real Time Kinematic) hoặc phương pháp định vị xử lý sau.
    Với phương pháp định vị tức thời, khi trạm chủ nhận được thông tin từ máy thu của người sử dụng, nó sẽ tính toán và gửi giá trị hiệu chỉnh tới các trạm tham chiếu gần đó để hiệu chỉnh luôn vào kết quả đo.

 

3.  Hiện trạng xây dựng trạm CORS ở Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng lưới GNSS/CORS Quốc gia. Hệ thống này của Việt Nam được thiết kế với
mục tiêu là lưới đa mục đích, đồng thời đáp ứng được nhiều nhiệm vụ với độ chính xác khác nhau.

Hiện nay, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đang thực hiện xây dựng 65 trạm GNSS CORS trên lãnh
thổ Việt Nam với mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là cung cấp dịch vụ số liệu hiệu chỉnh độ chính xác cao, phục
vụ cho tất cả các ứng dụng xác định vị trí và dẫn đường trong chế độ thời gian thực dựa trên nền tảng truyền số
liệu qua Internet.

Trong số 65 trạm được xây dựng nêu trên có:

  • 24 trạm Geodetic CORS, các trạm còn lại là NTRK CORS.

  • 24 trạm Geodetic CORS được xây dựng dựa trên cơ sở nâng cấp 6 trạm DGNSS hiện có của Bộ Tài nguyên và
    Môi trường

  • 18 trạm được xây dựng mới.

6 trạm hoạt động hiện tại của Bộ Tài nguyên và Môi trường phục vụ công tác phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam –
Trung Quốc và phục vụ khảo sát, đo đạc biển và dẫn đường cho các phương tiện hoạt động trên biển.

Ngoài ra, các trạm DGNSS/CORS của Bộ Quốc phòng có chức năng phát số hiệu chỉnh phân sai DGNSS phục vụ khảo
sát, đo đạc biển và dẫn đường cho các phương tiện hoạt động trên biển và phục vụ cho việc xây dựng hệ quy chiếu,
hệ tọa độ quân sự, nghiên cứu địa động lực, đánh giá hậu quả do thảm họa thiên tai gây ra (động đất, núi lửa, sóng
thần,…) trong nước, khu vực và trên thế giới, tham gia vào việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của đất
nước.

 


Năm 2019 vừa qua, Việt Nam đã đưa vào hoạt động hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia NetRTK trên toàn quốc.

Người sử dụng có thể đăng ký và truy cập vào sử dụng miễn phí. Xem hướng dẫn tại: Dangky VNGEONET.


 

Số điện thoại
Chat Zalo